Trang

Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2021

Ba kích tím Quảng Ninh – Loại dược liệu quý phát triển trong thảm thực vật sườn dãy núi Yên Tử

 

Ba kích tím Quảng Ninh – Loại dược liệu quý phát triển trong thảm thực vật sườn dãy núi Yên Tử

 

Đặc điểm thực vật

Là loại cây thảo sống lâu năm, mọc thành từng bụi lớn, dạng thân leo, nhiều lông mịn ở trên thân.

Rễ ba kích có hình trụ tròn, có đường kính 1-3cm, bên trong lõi có màu hồng nhạt, bên ngoài vỏ cứng sần sùi, màu vàng xám.

Lá ba kích mọc đối xứng, có hình mác, hình bầu dục hoặc hình mác. Lá dài khoảng 6-14cm, rộng khoảng 2,5-6cm. Khi lá non có màu xanh lục, về già chuyển sang màu trắng giống như mốc và ít lông hơn, khi bị khô có màu nâu tím.

Hoa thường mọc từng chùm nhỏ và tập trung thành tán ở đầu cành, có khoảng 2-10 cánh hoa mọc không đều nhau. Khi mới nở hoa sẽ có màu trắng, sau đó chuyển sang màu vàng. Thường nở vào khoảng tháng 5 đến tháng 6.

Quả hình cầu, trên bề mặt có nhiều lông tơ, thường có màu đỏ thẫm khi chín. Mùa quả thường vào khoảng tháng 8-10.



Ba kích có mấy loại?

Có 2 loại ba kích tím và trắng. Hiện nay người ta trồng chủ yếu là ba kích tím. Cách nhận biết cây ba kích:

Ba kích tím: Phần củ có màu vàng sẫm, phần thịt bên trong có màu tím. Khi ngâm rượu sẽ chuyển màu tím sẫm.

Ba kích trắng: Phần củ có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong màu trắng trong. Khi ngâm rượu sẽ chuyển màu tím nhạt.

Ba kích mọc ở đâu?

Dược liệu này có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được du nhập về Việt Nam.

 

Cây thường mọc hoang ở vùng ven rừng, các bãi hoang vùng trung du miền núi. Hiện nay cây phân bố nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta như Quảng Ninh, Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hòa Bình.

 

Bộ phận sử dụng làm thuốc, thu hái, sơ chế

Cả phần rễ, củ, lá và hoa của cây ba kích đều được sử dụng chế biến thuốc, tuy nhiên rễ vẫn là bộ phận được dùng nhiều nhất.

 

Sau 3 năm từ khi trồng cây có thể thu hoạch được vụ đầu tiên. Tháng 10 – tháng 11 khi quả chín có thể bắt đầu thu hoạch được. Đào rộng phần xung quanh của cây để lấy hết phần rễ.

 

Kỹ thuật trồng ba kích tốt sẽ cho ra những cây có rễ to mập chất lượng, sử dụng được nhiều trong bào chế thuốc.

 

Sơ chế: Rửa sạch loại bỏ tạp chất sau đó phơi hoặc sấy khô. Khi gần khô đập dẹt lại tiếp tục phơi. Bảo quản nơi khô thoáng.

 

Tác dụng của ba kích

Từ xa xưa nền y học cổ truyền và y học hiện đại đã công nhận, ba kích là một loại thảo dược quý.

 


Tác dụng dược liệu theo y học cổ truyền

Tính vị: Vị cay ngọt, tính hơi ôn.

 




Quy kinh: Tỳ, Thận, Tâm, Can.

 

Công dụng của ba kích:

 

Mạnh gân cốt, ôn thận trợ dương, khử phong thấp.

Chữa dương ủy, lưng gối đau mỏi.

Bổ trí não và tinh khí: chữa các bệnh sớm xuất tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ kinh nguyệt không đều.

Chữa cao huyết áp.

Giảm các triệu chứng lở loét, viêm nhiễm.

Giúp mát gan, kích thích hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng.

Tăng sức đề kháng, giảm đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết.

Trị các chứng thủy thũng, chứng phong.

Trị bụng dưới lạnh đau, tiểu không tự chủ, tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều.

Trị thận hư, thần kinh suy nhược, mất ngủ.

Trị ho suyễn, tiêu chảy, ăn ít, chóng mặt.

Tác dụng dược liệu theo y học hiện đại

Theo nghiên cứu, trong dược liệu có những hoạt chất sau được công nhận có tác dụng tăng cường sức khỏe cho con người và hỗ trợ điều trị các bệnh là: anthraglycosid, vitamin C (chỉ có ở rễ tươi), choline, carpaine, vitamin B1, luteolin, phytosterol, đường và các acid hữu cơ.

 

Vậy ba kích có tác dụng gì?

 

Tiêu viêm chống sưng: Vitamin C có trong ba kích có tác dụng chống oxy hóa, giúp liền nhanh các vết thương, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn làm lan rộng vết thương.

Tăng sức đề kháng cho cơ thể: Ba kích dược liệu có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, sử dụng đều đặn và thường xuyên giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra nó còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, bổ sung vitamin B1 giúp chúng ta khỏe mạnh và có nhiều năng lượng.

Tăng cường sinh lý cho nam giới: Ba kích tím có tác dụng gì với nam giới? Hoạt chất anthraglycosid, kẽm, sắt và nhiều khoáng chất trong dược liệu có tác dụng bổ sung sinh lực ở nam giới và cải thiện chuyện phòng the. Để hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương, suy nhược thể lực, chứng giảm ham muốn ở giới nam, người ta thường dùng bài thuốc ba kích ngâm với đinh lăng cùng với rượu và một vài bài thuốc khác.

Điều trị chứng đau mỏi xương khớp, đau lưng: Củ ba kích có tác dụng gì trong điều trị các bệnh xương khớp? Theo nghiên cứu, hoạt chất Choline có trong vị thuốc này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của đau mỏi xương khớp.

Chữa tăng huyết áp: Nhiều nghiên cứu cho thấy ba kích có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, nhất là chứng tăng huyết áp ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh.

Hỗ trợ ở người ăn ngủ kém, gầy yếu: Giúp người dùng ăn ngon, ngủ ngon.

Các bài thuốc từ cây ba kích

Dược liệu được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau để trị bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc từ ba kích mà bạn có thể áp dụng.

 

Hỗ trợ điều trị lợi tiểu

Nguyên liệu: Ba kích, ích trí nhân, thỏ ty sử, tang phiêu phiêu.

Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu sau đó tán thành bột. Thêm ít rượu vào trộn đều hỗn hợp với nhau. Vo tròn thành từng viên nhỏ sử dụng 1 ngày 1 viên vào buổi sáng hoặc buổi tối. Nên dùng khoảng 12 viên cho mỗi liệu trình để thấy hiệu quả.

Bài thuốc điều trị tiểu không tự chủ

Nguyên liệu: 60g ba kích rừng, 60g nhục thung dung, 60g sinh địa, 40g tang phiêu tiêu, 40g thỏ ty tử, 40g sơn dược, 40g tục đoạn, 20g sơn thù du, 20g phụ tử, 20g long cốt, 20g quan quế, 20g ngũ vị tử, 16g viễn chi, 12g đỗ trọng, 4g lộc nhung.

Cách làm: Tán bột hòa thành hỗn hợp dạng sệt, vo tròn thành viên để uống.

Chữa liệt dương ở nam giới

Nam giới liệt dương, khó cương dương có thể dùng rượu thuốc ngâm như sau:

Nguyên liệu: 3kg ba kích, 3kg ngưu tất sống, 5 lít rượu.

Cách làm: Các vị dược liệu được rửa sạch để ráo, ngâm tất cả trong bình thủy tinh khoảng 3 tháng. Sau đó sử dụng sau mỗi bữa ăn, uống liên tục trong khoảng 2-3 tháng để có hiệu quả rõ rệt.

Chữa đau mỏi xương khớp bằng ba kích

Cách 1:

Nguyên liệu: 60g ba kích, 120g ngưu tất, 60g quế tâm, 60g khương hoạt, 60g ngũ gia bì, 60g can khương, 80g đỗ trọng, 100ml mật ong.

Cách làm: Nguyên liệu được tán nhỏ thành bột mịn, trộn hỗn hợp với mật ong, vo tròn thành từng viên nhỏ, mỗi lần uống 10 viên giúp giảm triệu chứng đau nhức xương khớp.

Cách 2:

 

Nguyên liệu: 10g ba kích, 10g thục địa, 4g nhân sâm, 6g thỏ ty tử, 5g bổ cốt toái, 2g tiểu hồi hương.

Cách làm: Rửa sạch các vị thuốc sắc cùng 600ml nước, đun sôi đến còn khoảng 200ml nước thì ngưng. Uống 3 lần/ ngày.

Dược liệu hỗ trợ điều trị xương khớp rất tốt

Dược liệu hỗ trợ điều trị xương khớp rất tốt

Bài thuốc dưỡng sắc đẹp, bổ thận tráng dương

Nguyên liệu: 60g củ ba kích, 60g cam cúc hoa, 30g câu kỷ tử, 20g phụ tử, 46g thục địa, 30g thục tiêu.

Cách làm: Tán mịn các thảo dược trên ngâm cùng với 3 lít rượu trắng khoảng 2 tháng. Mỗi lần uống 20ml, sử dụng trước bữa ăn 15-20 phút.

Điều trị kinh nguyệt không đều ở phụ nữ

Nguyên liệu: 120g ba kích, 20g lương khương, 80g thanh diêm, 160g nhục quế, 640g tử kim đằng, 160g ngô thù du.

Cách làm: Vị thuốc trên được tán nhỏ, trộn thêm một ít rượu, sau đó vo tròn thành viên nhỏ, nên sử dụng sau mỗi bữa ăn.

Điều trị chứng đầy bụng

Nguyên liệu: 30g ba kích, 30g lộc nhung, 22g mẫu đơn, 22g ngưu tất, 22g mộc hương, 30g nhục thung dung, 22g bạch linh, 22g chỉ xác, 22g hoàng kỳ, 22g phúc bồn tử, 30g phụ tử, 22g quế tâm, 22g sơn thù, 22g tân lang, 30g thạch hộc, 30g thục địa, 22g thự dự, 22g xà sàng tử, 22g tiên linh tỳ, 22g trạch tả, 22g tục đoạn, 22g viễn chí.

Cách làm: Các vị thuốc trên được tán mịn, mỗi lần pha 15-20g với nước, uống trước mỗi bữa ăn. Để thấy hiệu quả nên dùng liên tục trong 2-3 tháng.

Bài thuốc tăng sức đề kháng, trị da xanh nhợt

Nguyên liệu: 40g ba kích, 40g hồi hương, 40g ích trí nhân, 40g bạch long cốt, 40g phúc bồn tử, 40g bạch truật, 40g nhục thung dung, 40g mẫu lệ, 40g cốt toái bổ, 40g thỏ ty tử, 40g nhân sâm.

Cách làm: Tán nhỏ vị thảo dược trên, trộn đều với nhau. Để trong lọ thủy tinh kín bảo quản nơi khô thoáng. Uống 2 lần sáng tối sau ăn, mỗi lần khoảng 10-20g. Tầm 1 tháng sử dụng bạn sẽ thấy cải thiện cả về làn da và cân nặng.

Điều trị chuột rút, lưng đau bằng ba kích

Nguyên liệu: 18g ba kích, 18g ngưu tất, 18g thạch hộc, 20g đương quy, 27g khương hoạt, 27g sinh khương, 2g tiêu.

Cách làm: Đem giã tất cả nguyên liệu trên, cho thêm 2 lít rượu, đậy kín nắp nấu khoảng 1 giờ. Để nguội uống mỗi lần 15-20ml, uống 3 lần trong 1 ngày.

Điều trị ù tai, chảy nước mắt, ngủ không ngon

Nguyên liệu: 90g ba kích, 180g lương khương, 120g nhục quế, 120g ngô thù, 60g thanh diêm, 500g kim tử đằng.

Cách làm: Hỗn hợp trên được tán mịn, trộn với ít rượu rồi vo thành viên, mỗi ngày uống 1 hoặc 2 viên.

Điều trị bạch trọc (tiểu ra dưỡng chấp)

Nguyên liệu: 40g ba kích, 40g thỏ ty tử, 40g phá cố chỉ, 40g lộc nhung, 40g sơn dược, 40g xích thạch chi, 40g ngũ vị tử.

Cách làm: Tán mịn tất cả nguyên liệu trên, trộn với rượu, vo thành viên tròn, uống trước mỗi bữa ăn.

Bài thuốc trị dương úy, di tinh, thận hư

Nguyên liệu: 15g ba kích, 15g thục địa, 12g sơn thù du, 12g kim anh.

Cách làm: Rửa sạch loại bỏ tạp chất, sắc với nước. Đun sôi, dùng uống 1 thang/ ngày.

Bài thuốc trị chân tay lạnh từ ba kích

Nguyên liệu: 12g dược liệu, 12g tục đoạn, 12g bổ cốt chi, 5 quả đào nhục.

Cách làm: Có thể sắc với nước hoặc tán bột để uống.

Điều trị suy nhược, ăn uống kém

Nguyên liệu: 150g ba kích, 250g lá dâu non, 150g vừng đen, 150g hà thủ ô, 150g ngưu tất, 500g rau má, 250g mật ong.

Cách làm: Tán bột hòa thành hỗn hợp dạng sệt, vo tròn thành viên nhỏ để uống.

Bài thuốc điều trị đi tiểu nhiều lần

Nguyên liệu: 12g ba kích, 12g sơn thù du, 12g thọ tu tự, 12g tang phiêu tiêu.

Cách làm: Sắc uống với nước hoặc tán bột.

Điều trị tăng huyết áp

Nguyên liệu: 12g ba kích, 12g tri mẫu, 12g tiên mao, 12g dâm dương hoắc, 12g đương quy, 12g hoàng bá.

Cách làm: Sắc cùng với 600ml nước, đun đến khi còn khoảng 200ml nước thì dừng lại, chia đều uống 3 lần trong ngày.

Ngâm rượu ba kích

Rượu ba kích là bài thuốc được dùng nhiều trong đông y

Rượu ba kích là bài thuốc được dùng nhiều trong đông y

Cách 1:

Nguyên liệu: Ba kích tím khô (đã được bỏ lõi), rượu trắng.

Cách làm: Cho nguyên liệu vào bình thủy tinh đậy kín nắp. Nhiều người thắc mắc 1kg ba kích khô ngâm bao nhiêu lít rượu? Theo nhiều thử nghiệm cho ra tỷ lệ 1kg ngâm với 5 lít rượu là hợp lý nhất. Hỗn hợp trên khoảng 1 tháng sau có thể dùng.

Cách 2:

Nguyên liệu: 16g ba kích khô, 12g dâm dương hoắc, 12g nhục thung dung, 6g cam thảo, 16g sa sâm, 12g câu kỷ tử, 8g đương quy, 8g đỗ trọng, 3 quả đại táo, 1 lít rượu.

Cách làm: Tất cả nguyên liệu đã được thái nhỏ, phơi khô, ngâm cùng với rượu. Sử dụng mỗi lần khoảng chừng 15-20ml.

Cách 3:

Nguyên liệu: 30g dược liệu khô, 60g dâm dương hoắc, 30g phục linh, 9 quả đại táo, 2 bát rượu trắng, 100ml mật ong.

Cách làm: Tán nhỏ dược liệu ngâm cùng với rượu trắng và mật ong. Đậy kín nơi khô thoáng, để 1 tháng đem ra uống.

Cách 4:

Nguyên liệu: 1kg củ ba kích tươi, 3 lít rượu.

Cách làm: Sau khi được rửa sạch để ráo, ngâm hỗn hợp trên khoảng 2 tháng rượu sẽ có màu tím sẫm. Uống rượu ba kích ngon nhất là thời điểm ngâm được 6-7 tháng, rượu sẽ có vị ngọt và mùi thơm.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời thì vị thuốc này sử dụng không đúng cách cũng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho người dùng:

Gây liệt dương: lõi củ ba kích chứa nhiều rubiadin gây liệt dương ở nam giới, cần sơ chế kỹ càng loại bỏ lõi trước khi dùng.

Ức chế hoạt động hệ tim mạch: mạch đập nhanh, buồn nôn, chóng mặt…

Những đối tượng sau đây nếu muốn sử dụng ba kích nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng:

Người bị bệnh về tim mạch.

Người bị rối loạn tiêu hóa, táo bón, đau dạ dày.

Người có triệu chứng sốt.

Người bị huyết áp thấp.

 Người mẫn cảm với những thành phần hóa học của thuốc.

Không dùng quá 15g ba kích/ngày, không dùng trong thời gian kéo dài.

Đang chữa bệnh với các dược phẩm khác không nên dùng vị thuốc này.

Nồi kim loại sẽ làm cho tác dụng của thảo dược giảm đi, nên sử dụng nồi sứ hoặc nồi đất để sắc thuốc.

Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 6 tuổi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ không được dùng.

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin mang lại cho quý độc giả về cây ba kích. Hy vọng đã giải đáp được những thắc mắc cho những người muốn sử dụng vị thuốc này để điều trị bệnh cho mình và người thân.


Cách ngâm rượu ủ rượu mơ Yên Tử đặc biệt thơm ngon.

 



Mùa mơ rất ngắn, vì vậy nếu không biết mùa quả mơ tươi có vào tháng mấy thì bạn rất dễ bỏ lỡ loại quả ngon miệng này. Cây mơ thường ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân và cho thu hoạch quả vào  khoảng đầu hè từ tháng 2 – 3. Theo đó, bắt đầu từ đầu tháng 3 Dương lịch, người ta đã bắt đầu rục rịch thu hoạch mơ tươi, nhưng lúc này mơ còn nhỏ, xanh và khá đắng.


Phải đến giữa tháng 3, đầu tháng 4 Dương lịch thì mơ mới chính thức vào mùa. Đây chính là lúc mơ chín rộ nhất, thơm ngon nhất, và giá cũng rẻ nhất. Sang tháng 5, bạn vẫn có thể nhìn thấy những quả mơ chín được bày bán, nhưng số lượng đã giảm đi rất nhiều.

Trái mơ được sử dụng rất nhiều như mơ muối, siro, ngâm đường, ngâm rượu, xí muội…

Trong Đông y, mơ được dùng dưới 2 hình thức là mơ hun khói hoặc mơ muối. Mơ muối thì có tính mát, vị chua và vào 2 kinh phế và đại trường thì có tác dụng sinh tân, thường dùng để hỗ trợ điều trị ho, kiết lỵ, trừ đơm, trừ nôn ói. Mơ hun khói thì có vị chua, tính ấm có thể giúp hỗ trợ điều trị ho hen, suyễn, thở gấp, sốt rét cơn dài và đái tháo đường.

Mơ ngâm đường (siro mơ): Nước siro của quả mơ có tác dụng tăng cường sức khỏe và có tác dụng giải khát. Cách làm được siro mơ thì không có gì khó khăn cả, bạn chỉ cần rửa sạch mơ, sau đó ngâm qua nước ấm có hòa thêm chút muối, sau đó bạn để ráo nước và cho vào bình thủy tinh đậy nắp kín. Cứ một lớp mơ thì bạn rắc thêm một ít đường và sau đó đậy kín lại, đợi trong một khoảng thời gian thì bạn có một lượng siro nguyên chất bảo đảm chất lượng.

Theo kinh nghiệm của ông cha ta thì ngâm rượu mơ còn có tác dụng tốt cho sức khỏe như kích thích tiêu hóa, điều trị các bệnh đường ruột, cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ thần kinh, giúp ngon miệng và có tác dụng giảm căng thẳng thần kinh, trị bệnh mật ngủ, giảm chứng lo âu. Với tác dụng như vậy thì mỗi nhà nên có một bình rượu mơ quá đi ấy chứ.  Trên thị trường có nhiều loại rượu mơ nhưng nếu bạn không mua đúng loại rượu mơ được sản xuất đúng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm cũng rất đáng lo ngại. Vậy nên tự ngâm cũng là một giải pháp hay.

Vậy làm rượu mơ có khó không nhỉ?  Xin thưa: cách làm rượu mơ khá đơn giản, nếu bạn là một người thích rượu mơ hãy thử làm vài bình để năm sau uống dần nào!

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị như sau ( tạm hướng dẫn ngâm 1 kg mơ nhé, số lượng lớn hơn các bạn cứ vậy mà nhân lên)

Mơ xanh: 1kg1.2kg

Đường cục, đường miếng  ( bạn nên dung đường phèn sẽ ngon hơn so với đường cát hạt nhé): khoảng 500g -700g

Rượu trắng (độ cồn từ 35 độ trở lên): 1,8 lít

Bình ngâm: dung tích 4-5 lít, có nắp đậy, nên dùng bình thuỷ tinh

Xiên tre để bỏ núm quả, khăn sạch

Bạn có thể điều chỉnh lượng đường theo sở thích của mình. Nếu không thích ngọt lắm dùng 500g, nếu thích ngọt dùng 800g.


2. Cách làm rượu mơ Yên Tử

Bước 1. Sau khi rửa sạch bình, dùng nước nóng để khử trùng bình. Lau sạch hơi nước bằng khăn hoặc vải sạch rồi để bình thật khô.

Bước 2. Rửa sạch mơ, lau khô hoặc để khô tự nhiên. Sau khi mơ không còn hơi nước bám ngoài vỏ, dùng xiên tre để lấy núm ra.

Bước 3. Cho mơ và đường xếp lớp xen kẽ nhau trong bình. Nếu là người thích uống rượu mơ ngọt thì cho nhiều đường thêm một chút.

Bước 4. Sau khi cho hết mơ và đường vào bình, đổ rượu trắng đã chuẩn bị vào cùng.

Bước 5. Đậy nắp thật chặt, để ở nơi thoáng mát tránh ánh nắng. Thỉnh thoảng lắc bình để mơ và đường thấm đều sẽ ngon hơn.

 3. Thời gian ngâm rượu mơ:

Rượu mơ tự làm sau khi ngâm 3 tháng là có thể uống được. Tốt nhất vẫn nên chờ đến khi mơ chìm hẳn xuống đáy bình. Rượu mơ ngon nhất là khi đã ngâm được khoảng 1 năm, khi đó rượu sẽ đạt đến độ ngon và vừa miệng nhất. Điều hấp dẫn ở đây chính là hương vị rượu mơ do chính bạn làm ra sẽ khác hẳn so với rượu mơ bán sẵn. Nếu bạn đã ngâm được khoảng 1 năm, hãy thử lấy quả mơ ra ăn thử xem sao.



Kinh nghiệm  làm rượu mơ dành cho bạn:

- Nên chọn loại mơ có kích thước là 2L, mơ sẽ to và phần thịt mơ cũng nhiều, do đó rượu mơ chiết xuất được sẽ nhiều hơn.

- Nếu bạn không bỏ núm mơ thì khi ngâm rượu sẽ có vị hơi đắng, do đó hãy làm sạch núm mơ. Bí quyết để có bình rượu mơ ngon chính là bỏ thật sạch phần núm đi.

- Khi mua mơ nên chọn quả to, không bị dập nát. Không nên mua những quả mơ có khe rãnh trên bề mặt vì đó là những quả còn non. Đối với những quả mềm hoặc chín khi làm rượu sẽ dễ bị hỏng, do đó những người lần đầu tiên làm rượu mơ cũng nên tránh mua loại này.

Bạn thấy đấy, làm rượu mơ thật đơn giản phải không? Nếu thành công nhớ chia sẻ hình ảnh thành phẩm  vào mục comment dưới bài viết này nhé. Nhớ like và follow kênh Youtube và fanpage Đặc sản Yên Tử  chúng mình có động lực chia sẽ nhiều cách làm món đặc sản ngon cho các bạn nha.


 Hãy thử làm ngay theo cách DacsanYenTu.com hướng dẫn nha. Còn nếu bạn quá bận, không có thời gian để ngâm hoặc chưa biết  mua rượu mơ ở đâu đảm bảo thì bạn hãy truy cập và mua online trên DacsanYentu.com nhé. Chắc chắn bạn sẽ an tâm thưởng thức ly rượu mơ tuyệt vời, một sản vật của núi rừng Yên Tử nhé.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và luôn ủng hộ  Đặc sản Yên Tử.

                                                                      Phòng truyền thông DacsanYentu.com

 

 

 

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Kinh nghiệm tổ chức Event


Trên thực tế, việc kết hợp giữa một kế hoạch chu đáo, sự đánh giá các khoản đầu tư với mục tiêu chiến lược chính là giá trị lớn nhất mà khoản đầu tư này mang lại cho doanh nghiệp. Trước hết, bạn cần phải xem xét những nguyên tắc cơ bản có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của hoạt động tổ chức sự kiện, được trình bày một cách cô đọng trong 10 nguyên tắc như sau :
  1. Tổ chức sự kiện là kết hợp giữa Bán hàng và hoạt động tiếp thị
Tổ chức sự kiện là sự phối hợp ăn ý giữa các yếu tố: hoạt động bán hàng, quản lý thông tin khách hàng, quan hệ công chúng, nghiên cứu thị trường, xây dựng nhãn hiệu và thâm nhập thị trường. Trên thực tế, trong lĩnh vực tiếp thị, tổ chức sự kiện rất gần với hoạt động bán hàng của công ty. Có thể nói, nó cũng na ná như việc bán hàng kèm theo một mẩu quảng cáo và một chiến dịch PR. Nếu hiểu hoạt động tổ chức sự kiện chỉ đơn giản là “bán hàng” hoặc “tiếp thị” thì chúng ta đã bỏ sót những yếu tố quan trọng khác của nó.


2. Tổ chức sự kiện phải là một thành phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp.
Hãy xem việc tổ chức sự kiện là một phần của chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường, bởi vì nếu chỉ được xem như một hoạt động phụ bổ sung vào chiến lược tiếp thị của công ty và mỗi năm chỉ “làm cho có”, nó sẽ nhanh chóng trở thành một khoản chi thay vì là vốn đầu tư. Do vậy, doanh nghiệp cần xem xét chiến lược tiếp thị hỗn hợp mà công ty thực hiện hàng năm để điều chỉnh hoạt động tổ chức sự kiện này sao cho có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Nhưng bạn cũng đừng quên một điều: tổ chức sự kiện không phải lúc nào cũng là một lực đẩy cần thiết và phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty.

3. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu.

Mức độ thành công của một sự kiện được đánh giá thông qua số lượng và giá trị của những khách hàng mà sự kiện đó thu hút được, kể cả những khách hàng tiềm năng. Đối với một cuộc triển lãm thương mại, cho dù quy mô của nó có “tầm cỡ” đến đâu, bất kể bạn ra sức tạo ấn tượng như thế nào, nó cũng sẽ trở thành vô nghĩa nếu xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu. Do đó, khi chuẩn bị tổ chức một sự kiện, bạn hãy lên kế hoạch chi tiết cho những hoạt động của mình nhằm thu hút đúng đối tượng khách hàng cần hướng đến, đồng thời hạn chế những đối tượng không có nhiều tiềm năng để chúng ta có thể làm việc tập trung và hiệu quả hơn. Bạn cần phải biết rõ khách hàng của mình là ai và những thông điệp gì bạn muốn truyền tải đến họ.
4. Đặt mục tiêu cụ thể.
Kế hoạch và ngân sách là những căn cứ để chúng ta đánh giá hiệu quả công việc. Lĩnh vực tổ chức sự kiện thường không được chú trọng và đầu tư đúng mức, vì thế khó mà “cân đo” được những kết quả mà hoạt động này mang lại cho danh tiếng của công ty, nếu không đặt ra trước những mục tiêu cần hướng đến. Đặt ra mục tiêu cho hoạt động tổ chức sự kiện là một công việc không hề đơn giản nhưng rất cần thiết, vì chúng ta cần phải đánh giá được hiệu quả công việc sắp tiến hành.

5. Tổ chức sự kiện không phải là một công cụ tiếp thị đa năng.
Chẳng hạn, một cuộc triển lãm hàng hoá sẽ không mấy hiệu quả trong việc khuếch trương danh tiếng của công ty. Nếu mục tiêu của bạn chỉ gói gọn trong việc xây dựng một danh sách khách hàng để có thể liên lạc với họ thường xuyên, thì các cuộc triển lãm như thế là một cách làm vừa tốn kém, vừa phô trương. Có những lựa chọn khác thuyết phục hơn trong số những công cụ tiếp thị mà không phải nhờ sự trợ giúp của bộ phận tổ chức sự kiện. Do đó, không có gì đáng ngại nếu đối thủ cạnh tranh dành ra nhiều ngân sách hơn, đầu tư nhiều hơn cho hoạt động tổ chức sự kiện so với công ty của bạn. Bạn chắc chắn sẽ đạt được những kết quả tốt hơn họ nhờ vào những sự kiện tập trung, có mục đích cụ thể với ngân sách vừa phải.

6. Với một chương trình tiếp thị kéo dài nhiều tháng liền, sự kiện thương mại chỉ cần diễn ra trong một vài ngày.
Tổ chức sự kiện chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ chiến lược tiếp thị và quảng bá cho doanh nghiệp. Một số công ty nghĩ rằng họ cần kéo dài thời gian tổ chức hoặc tham gia các cuộc triển lãm thương mại. Hãy luôn nhớ rằng, chúng ta đang quản lý một chiến dịch tiếp thị toàn diện, trong đó sự kiện thương mại chỉ là một phần công việc phải được thực hiện mà thôi.

7. Quảng bá sự kiện.
Không thể chỉ dựa vào việc điều hành, thực hiện một cuộc triển lãm sản phẩm mà doanh nghiệp có thể nắm bắt được tất cả các cơ hội tiềm năng. Quá trình quảng bá trước khi tổ chức sự kiện có thể nói là việc cần thiết và quan trọng nhất của hoạt động tiếp thị hiện đại, nhờ đó doanh nghiệp có thể xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu và thu hút họ tham gia. Đối với những sự kiện thương mại có sự góp mặt của nhiều công ty khác nhau, bạn càng cần phải tổ chức hoạt động xúc tiến và quảng bá rộng rãi nhằm tranh thủ sự ưu tiên quan tâm của những khách hàng tham dự.

8. Thiết lập và theo sát các mối liên hệ.
Nếu triển lãm thương mại đang diễn ra, bạn hãy dồn hết sự tập trung vào “chất lượng”, thay vì số lượng các lần gặp gỡ khách hàng. Sau khi kết thúc một sự kiện thương mại như thế, bạn phải theo sát các mối liên hệ đã tạo dựng được để có thể tạo ra lợi nhuận thực sự cho công ty. Việc này là cả một quá trình đòi hỏi sự tập trung và kiên nhẫn. Đừng tiếp tục, nếu công ty của bạn chưa chuẩn bị kế hoạch quản lý những mối liên hệ đó. Hãy làm việc này trước khi quyết định bỏ vốn để đầu tư vào việc tổ chức một sự kiện khác.
9. Nhân lực là yếu tố quan trọng.

Nếu như các sự kiện thương mại là phương tiện quảng bá trực tiếp, thì yếu tố để đạt được mục tiêu quảng bá chính là chủ thể tham gia ở cả hai phía: người được truyền tải và người thực hiện việc truyền tải thông tin. Thành công sẽ nằm ở việc xác định đúng đối tượng khách hàng và thuyết phục họ hưởng ứng bạn trong sự kiện thương mại đó. Đồng thời, việc tuyển chọn, huấn luyện và tạo động lực tốt cho đội ngũ nhân viên để có thể giao tiếp với đối tượng khách hàng mục tiêu này cũng không kém phần quan trọng.

10. Sự kiện thương mại phải phục vụ cho mục tiêu kinh doanh.
Đừng quá chú trọng vào các tiểu tiết mà bỏ quên mục tiêu chính. Tổ chức thực hiện một sự kiện thương mại là một hoạt động cực kỳ phức tạp: nó phải vừa là một cuộc triển lãm hàng hoá hấp dẫn, thu hút, vừa phải tạo được tinh thần hiếu khách, đồng thời bảo đảm các yếu tố hậu cần cũng như vô số những công việc lặt vặt khác.Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một yếu tố, một thành phần trong toàn bộ chiến lược tiếp thị, là phương tiện để hướng đến mục đích cuối cùng và chịu sự chi phối của toàn bộ chiến lược.